Vừa qua, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) đã có buổi làm việc với UBND TP. Quy Nhơn về việc triển khai dự án quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn. Quy Nhơn là một trong 5 tỉnh/thành phố được UNDP/GEF SGP lựa chọn để hỗ trợ thực hiện dự án quản lý rác thải sau thành phố Hội An và Hạ Long. Dự án “Nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tài trợ bởi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Chương trình tài trợ nhỏ- Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) từ nguồn vốn của chính phủ Na Uy và kinh phí đối ứng của UBND TP. Quy Nhơn với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng giao cho Hội LHPN TP. Quy Nhơn tổ chức thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2022 triển khai trên địa bàn 4 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Ghềnh Ráng. Đây là một dự án đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương về công tác quản lý chất thải rắn và giảm thiểu rác thải nhựa. Bởi giảm thiểu rác thải cũng là vấn đề ưu tiên đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế đối với các nước có diện tích ven biển lớn đặc biệt như Việt Nam. Xử lý ô nhiễm rác thải nhựa và đại dương đòi hỏi sự nỗ lực và sự đoàn kết của tất cả mọi người từ chính quyền Trung ương đến địa phương, từ cộng đồng địa phương đến khách du lịch. Cùng đó các chế tài, qui định, chính sách sẽ được xây dựng để mọi người cam kết hành động nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa và đồ nhựa, thay thế chúng bằng những vật liệu thân thiện với môi trường sẵn có tại địa phương.
Dự án quản lý chất thải rắn tại Quy Nhơn
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) đã có buổi làm việc với UBND TP. Quy Nhơn về việc triển khai dự án quản lý chất thải rắn thành phố Quy Nhơn. Quy Nhơn là một trong 5 tỉnh/thành phố được UNDP/GEF SGP lựa chọn để hỗ trợ thực hiện dự án quản lý rác thải sau thành phố Hội An và Hạ Long.
Dự án “Nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tài trợ bởi Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Chương trình tài trợ nhỏ- Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) từ nguồn vốn của chính phủ Na Uy và kinh phí đối ứng của UBND TP. Quy Nhơn với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng giao cho Hội LHPN TP. Quy Nhơn tổ chức thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2022 triển khai trên địa bàn 4 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải và Ghềnh Ráng.
Mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ tỉnh Bình Định trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt và hỗ trợ các nhiệm vụ đặt ra theo chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025.
Trong đó đẩy mạnh việc tăng cường năng lực cho các đối tượng phi chính thức về chất thải; nâng cao nhận thức và hỗ trợ việc xây dựng mô hình quản lý tổng hợp chất thải cho ngành thủy sản; hỗ trợ thiết lập các cơ sở thu hồi vật liệu nhằm cải thiện chuỗi giá trị vật liệu tại địa phương; hỗ trợ công tác nhân rộng, mở rộng, đảm bảo tính bền vững của các mô hình quản lý chất thải đã được xây dựng; hỗ trợ xây dựng những chiếc lược, công cụ và chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin cho cộng đồng.
Hỗ trợ quản lý chất thải tổng hợp
Dự án “Hỗ trợ quản lý chất thải tổng hợp thông qua tăng cường vai trò khối lao động phi chính thức và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” nhận được sự đồng tình ủng hộ cao từ các sở, ban, ngành của tỉnh Bình Định. Tổng kinh phí UNDP Việt Nam hỗ trợ thực hiện dự án là 159.000 USD, UBND TP. Quy Nhơn cam kết có kinh phí hỗ trợ đối ứng thực hiện dự án. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2024. Dự kiến dự án sẽ khởi động trước ngày 30/12/2021.
Đây là một dự án đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương về công tác quản lý chất thải rắn và giảm thiểu rác thải nhựa. Bởi giảm thiểu rác thải cũng là vấn đề ưu tiên đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế đối với các nước có diện tích ven biển lớn đặc biệt như Việt Nam.